Theo VTV, với các diễn viên nữ, họ phải dùng miếng dán bảo vệ bộ phận nhạy cảm bằng nhựa dẻo trong như miếng đón gót giày. Vật dụng này sẽ dược gắn bằng 1 loại keo đặc biệt trong suốt quá trình quay phim. Trong khi diễn viên nam sẽ dùng một vật giống như một chiếc tất để gắn vào bộ phận nhạy cảm. Các nam diễn viên có thể dùng quần tất màu da bó sát còn các diễn viên dùng miếng băng vệ sinh mỏng để quay cảnh nóng, thậm chí dùng băng dính cho chân thực.
Tại Hollywood, để đảm bảo an toàn cho các diễn viên khi thực hiện phân đoạn thân mật trên trường quay, nghề điều phối cảnh nóng cũng xuất hiện. Họ là người giám sát các cảnh quay nhạy cảm để đảm bảo các cảnh quay diễn ra an toàn. Chuyên gia điều phối cảnh nóng sẽ biên đạo, hướng dẫn các cảnh thân mật sao cho hợp lý mà các diễn viên vẫn thấy thoải mái, ngăn chặn nguy cơ diễn viên bị lạm dụng.
Tuy vậy trong lịch sử điện ảnh thế giới cũng có nhiều bộ phim mà diễn viên phải sex thật, thậm chí bị lạm dụng tình dục. Năm 2016, giới làm phim chấn động khi nữ diễn viên Maria Schneider chia sẻ cô cảm thấy “bị hãm hiếp” bởi cả diễn viên Marlon Brando lẫn đạo diễn khi thực hiện cảnh bị cưỡng bức trong bộ phim đình dám năm 1972 Last Tango in Paris. Chính đạo diễn Bernardo Bertolucci đã thừa nhận những phân cảnh nhạy cảm trên phim hoàn toàn là thật. Trước đó, ông đã bàn bạc với nam diễn viên Marlon Brando về kế hoạch thực hiện những cảnh quay này.
Adele Exarchopoulos và Lea Seydoux - hai nữ diễn viên chính của Blue is the Warmest Colour- bộ phim giành giải Cành cọ vàng tại LHP Cannes 2013 khẳng định họ bị ép phải thực hiện những cảnh nóng và cảnh bạo lực khiến chính hai cũng cảm thấy bẽ bàng, xấu hổ. Hai nữ diễn viên chính cho biết đạo diễn Kechiche đã bắt họ phải đóng đi đóng lại 1 cảnh nóng trong 10 ngày liền, gần như khỏa thân trước mặt đoàn làm phim, chỉ để ghi hình một cảnh kéo dài 12 phút trên màn ảnh.
Clip: VTV
Quỳnh An
" alt=""/>Đồ bảo hộ được các diễn viên sử dụng khi đóng cảnh nóng trên phimTuyển chọn gắt gao
Dù trên xe buýt trường học có những thiết bị hỗ trợ nhắc nhở kiểm tra học sinh, yếu tố con người - trách nhiệm của người tài xế vẫn được đặt lên hàng đầu. Quy trình tuyển chọn tài xế lái xe buýt trường học cũng rất nghiêm ngặt.
Tại Mỹ, tài xế lái xe buýt trường học được tuyển chọn khá gắt gao. Ảnh: Twitter. |
Người tài xế phải trải qua nhiều vòng kiểm tra với các yêu cầu chặt chẽ từ giấy phép, điều kiện sức khỏe, lý lịch hình sự lẫn hồ sơ lái xe.
Khi được nhận vào làm việc, người tài xế đưa rước học sinh phải đối mặt với rất nhiều áp lực khi phải đảm bảo an toàn cho hàng chục cô cậu trên xe. Trước và sau chuyến đi, tài xế phải bỏ ra khoảng 20 phút để kiểm tra mọi thứ trên xe, đảm bảo chúng vận hành tốt.
Nếu tắc trách, những người tài xế này phải chịu hậu quả rất nặng nề, thậm chí đối mặt với án tù.
Án tù cho tài xế xe buýt trường học tắc trách
Năm 2015, Armando Able Ramirez - tài xế đưa rước học sinh tại thành phố Whittier, California - đã nhận án 2 năm tù vì bỏ quên một học sinh 19 tuổi trên xe dẫn đến tử vong. Chiếc xe buýt trường học do Ramirez cầm lái đã đón Hun Joon Lee lúc 7h sáng. Đến chiều muộn, Lee được phát hiện đã nằm bất tỉnh trên lối đi của xe. Học sinh 19 tuổi này đã không qua khỏi dù được hồi sức cấp cứu.
Hun Joon Lee - nạn nhân của trường hợp tài xế tắc trách - chụp ảnh cùng mẹ. Ảnh: KTLA. |
Ngày 19/7/2018, cậu bé 3 tuổi Raymond "R.J." Pryer Jr. bị bỏ quên nhiều giờ liền trong xe buýt của một trung tâm giữ trẻ. Đến chiều, khi cha của RJ đến đón thì phát hiện ra cậu bé đã qua đời do sốc nhiệt trong xe buýt nóng đến 45 độ C.
Theo cáo trạng, tài xế Maurice Mitchell đã đi đến cuối xe để bấm nút kết thúc chuyến đi nhưng không chú ý đến sự tồn tại của cậu bé RJ. Mitchell đã bị cáo buộc tội danh vô ý gây chết người và bị bắt giam 4 ngày sau đó. Người tài xế 62 tuổi phải nhận bản án một năm tù cho hành vi tắc trách của mình.
Ngày 19/9/2013, Rashid Fadhel Buzuhair - cậu bé 5 tuổi người Bahrain - bị bỏ quên trên xe buýt đưa rước học sinh mẫu giáo và được phát hiện đã chết vào giữa trưa. Sau vụ việc này, người tài xế xe buýt bị kết án 2 năm tù, giáo viên chủ nhiệm của Buzuhair nhận án một năm tù vì tội vô ý, không phát hiện sự vắng mặt của cậu bé.
Những người liên đới như chủ hãng cho thuê xe buýt, người giám sát giao thông và người lao công của xe buýt đều nhận án 6 tháng tù giam.
Một cậu bé 4 tuổi ở miền nam Trung Quốc đã chết sau khi bị bỏ quên hơn 5 tiếng bên trong chiếc xe buýt đưa rước học sinh mẫu giáo. Ngày 30/5, chiếc xe buýt đón cậu bé lúc 8h30 và cậu bé được phát hiện đã bất tỉnh trên xe lúc 13h30.
Sau 3 ngày cấp cứu tại bệnh viện, cậu bé đã qua đời do bị sốc nhiệt nặng. Người tài xế, 2 giáo viên chịu trách nhiệm lớp của cậu bé và hiệu trưởng đều bị tạm giam. Hiện tại, vụ án vẫn đang được điều tra.
Sau 3 ngày cấp cứu, cậu bé 4 tuổi tại Trung Quốc đã tử vong do bị sốc nhiệt nặng. Ảnh: People's Daily. |
Năm 2014, nữ sinh Nizaha Ala'a bị phát hiện đã tử vong trên xe buýt của trường Al Worood thuộc Abu Dhabi. Nguyên nhân cái chết được xác định là ngạt khí và sốc nhiệt. Hiệu trưởng, tài xế và giáo viên của Ala'a đều bị bắt giam và phải bồi thường hơn 27.000 USD cho gia đình nữ sinh. Riêng tài xế phải nhận mức án 3 năm tù giam.
Sau vụ Gateway, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần có những quy định về xe đưa đón học sinh như xe phải có ghế tựa thấp, kính trong để dễ quan sát từ bên ngoài, có cửa thoát hiểm... Bên cạnh đó, cần có tiêu chuẩn riêng cho tài xế buýt trường học cũng như những chế tài nghiêm để xử lý tài xế, giáo viên tắc trách tắc trách dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Theo Zing
Người bố bị buộc ngộ sát và gây chết người do bất cẩn khi đưa hai con cùng đi làm nhưng để quên chúng ở trong xe ô tô tại bãi gửi xe suốt 8 tiếng khiến cặp song sinh tử vong.
" alt=""/>Tài xế xe buýt bỏ quên học sinh bị phạt tùTrường hợp này, miếng đất được hình thành trong thời kỳ hôn nhân của ông bà, dù chỉ đứng tên ông, về nguyên tắc vẫn thuộc sở hữu chung của ông bà. Trong đó: 1/2 tài sản là của ông nội và 1/2 tài sản còn lại của bà nội. Phần tài sản của ông nội do ông có quyền định đoạt, còn phần tài sản của bà nội đã mất phải mở thủ tục thừa kế.
Để mở thủ tục thừa kế trong trường hợp này, về cơ bản cần có các giấy tờ sau đây:
- Giấy báo tử của bà nội;
- Giấy báo tử của ông bà cố (ba mẹ của bà nội);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;
- Và các giấy chứng nhận của tất cả tài sản khác thuộc sở hữu của bà nội;
- Giấy chứng nhận kết hôn của ông bà hoặc văn bản có giá trị tương đương;
- Giấy khai sinh của các con ông bà;
- Giấy tờ tùy thân của ông nội và các con của ông bà.
Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định nếu bà nội đã mất không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp hoặc những người thừa kế theo di chúc mất trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì phần tài sản của bà nội được chia theo pháp luật, bắt đầu từ hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm vợ/chồng, cha ruột, mẹ ruột, cha nuôi, mẹ nuôi, con ruột, con nuôi.
Trường hợp này, do chỉ còn ông nội và các con của ông bà nội còn sống, nên phần tài sản của bà nội được chia đều cho những người này theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Vì thế, ông nội tặng cho cháu đất trong trường hợp này, vẫn có một phần cần sự đồng ý của các con ông bà.
Thạc sĩ luậtNguyễn Trúc Anh
Trở lại Pháp luậtTrở lại Pháp luật" alt=""/>Ông nội tặng cháu đất, có cần đồng ý của các con?